Kinh tế Nhà_Minh

Khoảng thế kỷ XVI-XVII, Đại Minh từng là một trong các quốc gia có thủ công nghiệp và kinh tế phồn vinh nhất thế giới. Đầu thời Minh, triều đình thi hành chính sách hải cấm, khiến thương nghiệp chịu áp chế nhất định, song từ sau khi phế trừ hải cấm vào năm 1567, mậu dịch hải ngoại lại hoạt động hưng thịnh, vào thời cường thịnh trọng tải tàu viễn dương đạt đến 18 nghìn tấn.

Nông nghiệp

Ruộng bậc thang Vân Nam được khai thác phát triển từ thời Minh đến nay.

Đầu thời Minh, do chiến tranh kéo dài trong nhiều năm cộng thêm lạm phát, hơn nữa Nguyên Huệ Tông trước đây cho tăng cường lao dịch để trị thủy, khiến kinh tế quốc gia tiến đến bờ sụp đổ. Minh Thái Tổ thực thi hành chính sách nghỉ ngơi lại sức và di dân khai hoang, còn thi hành chính sách đồn điền, diện tích quân điền chiếm gần một phần mười đất canh tác toàn quốc[78]. Ngoài ra, thương đồn cũng tương đối phổ biến, chính phủ dùng giấy độc quyền buôn bán muối (gọi là diêm dẫn) để trao đổi, thu hút thương nhân đem lương thực đến biên cương nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực biên phòng. Đây không phải là phương thức lấy hàng đổi hàng, mà là yêu cầu diêm thương giao tiền trước rồi đợi đến khi muối khô mới được cấp muối. Tuy nhiên, do thuế thu không đủ nên họ đưa muối mới sản xuất ra ngoài bán riêng, kéo dài thời gian giao muối cho diêm thương chính quy, khiến cho diêm thương giao xong tiền phải mất 3-5 năm, thậm chí là mười năm sau mới lấy được muối, song lại không thể bỏ thân phận diêm thương làm việc khác mưu sinh nên nhà tan người mất, buôn lậu muối cũng diễn ra trên quy mô lớn[85]. Minh Thái Tổ từng phái Quốc tử giám xuống thôn quê chỉ đạo xây dựng thủy lợi, đồng thời dùng miễn giảm thu thuế để khuyến khích canh tác. Các biện pháp này khiến các khu vực từng chịu tổn thất nặng nề trong chiến loạn khôi phục sinh khí, khiến kinh tế triều Minh được khôi phục nhanh chóng[78].

Kinh tế thời Minh vẫn lấy kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc làm chủ yếu. Nông nghiệp thời Minh bất kể là sản lượng hay công cụ sản xuất đều ở mức cao hơn triều đại trước. Các loại cây trồng cao sản có nguồn gốc từ châu Mỹ như khoai lang, bí ngô, khoai tây, ngô, bông dần được đưa đến Trung Quốc trong thế kỷ XVI, trong đó bông được trồng đặc biệt phổ biến. Ngoài ra, khoai lang và ngô là các cây trồng tương đối đễ dàng, có thể trồng ở các khu vực có thổ nhưỡng tương đối khá cằn cỗi, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong hai thời đại Minh-Thanh[85]. Những năm Vạn Lịch tổng diện tích đất canh tác ước đạt quá bảy triệu khoảnh, tạo cơ sở bền vững cho tăng trưởng nhân khẩu đều đặn từ thời Vạn Lịch. Thời Nam Tống, có lưu hành câu nói "Tô-Thường được mùa, thiên hạ no đủ", về sau do cư dân thành thị gia tăng nhanh chóng tại khu vực hạ du Trường Giang, cộng thêm khu vực trung du Trường Giang được khai thác phát triển nhanh chóng, đến thời kỳ giữa và cuối triều Minh, đã chuyển biến thành "Hồ Quảng được mùa, thiên hạ no đủ", ý là khu vực sản xuất lương thực chủ yếu đương thời đã chuyển đến khu vực Hồ Quảng, chính là khu vực Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay. Từ cuối thời Minh về sau, lương thực của Hồ Quảng bắt đầu được vận chuyển đường dài đến các khu vực [Giang-Chiết, Mân-Quảng để bán, khiến nông dân địa phương bắt đầu chuyển đổi sang loại cây trồng thương phẩm[85]. Nông nghiệp mang tính thương nghiệp phát triển, cộng thêm xuất hiện giao thông đường dài, đều mang đến lợi ích cho sự phát triển công thương nghiệp[78].

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Minh http://www.ccnt.com.cn/china/history/history/ming/... http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/lddw/20... http://hxd.wenming.cn/kyjjcg/2009-08/12/content_39... http://china.chinaa2z.com/china/html/history%20and... http://www.chinaonlinemuseum.com/painting-masters.... http://ctdsb.cnhubei.com/html/ncxb/20090307/ncxb64... http://news.ifeng.com/history/1/jishi/200812/1225_... http://cul.qq.com/a/20150201/012239.htm http://www.saohua.com/shuku/History/06%E3%80%8A%E6... http://www.mnsu.edu/emuseum/prehistory/china/later...